Bạn đang thắc mắc liệu tường ẩm có sơn được không? Làm cách nào để màu sơn vẫn đạt “chuẩn” khi sơn tường ẩm. Làm cách nào để tường nhà nhanh khô để thi công sơn. Đừng lo, Phân Phối Sơn sẽ giải đáp và hướng dẫn bạn cách khắc phục sơn tường ẩm qua bài viết sau đây. Xem ngay nhé!
Tường ẩm có sơn được không?
Các chuyên gia khuyến nghị rằng để sơn nhà tường cần phải khô ráo và môi trường tự nhiên phải thoáng mát với nhiệt độ từ 28-35 độ C.
Để đạt được màu sơn chuẩn, độ ẩm của tường nhà cần nhỏ hơn 16 độ C (có thể sử dụng máy đo độ ẩm tường Laserliner để đo chính xác). Độ ẩm tường có thể được xác định bằng máy đo độ ẩm chuyên dụng Protimeter. Nếu không có máy đo độ ẩm tường, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp thường dùng, đó là để tường khô ráo trong vòng 3 – 4 tuần ở nhiệt độ bình thường (ví dụ: ở nhiệt độ 30 độ C, độ ẩm tường khoảng 80%). Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ thời gian chờ đợi, bạn có thể sơn sau khoảng 4 – 7 ngày khi bề mặt tường không còn lộ chân đen ẩm.
Hậu quả sơn nhà khi tường ẩm
Nếu trong trường hợp thi công gấp, thời gian khô tường ngắn sơn tường ẩm, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
- Khả năng bảo vệ ngôi nhà kém bởi sản phẩm không thể phát huy hết tác dụng
- Nấm mốc, rêu bám trên bề mặt cao do độ ẩm trong tường đẩy lên không thể thoát ra ngoài.
- Tường dễ bị bong tróc, phồng rộp do bị kiềm hóa gây mất thẩm mỹ cao
- Vi khuẩn bám dính trên bề mặt tường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và những người mắc bệnh về hô hấp.
- Tuổi thọ nhà giảm, gây tốn kém chi phí cho việc sơn sửa lại nhà
- Vào những ngày ẩm ướt, tường dễ bị chảy nước vào gây hỏng hóc các vật dụng nội thất trong nhà.
Hậu quả của việc sơn trên tường nhà bị ẩm
Tường ẩm mốc có sơn được không?
“Tường ẩm có sơn được không?” là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Thực tế phản ánh đúng là nhiều người đã từ bỏ việc sơn tường khi thấy bề mặt sơn tường ẩm, họ đã phải chấp nhận sống trong một không gian nhà thiếu thẩm mỹ. Về lý thuyết, độ ẩm lý tưởng để sơn nhà phải nhỏ hơn 16% ( theo chỉ số đo độ ẩm của máy Protimeter). Tuy nhiên, nếu không có máy đo độ ẩm, bạn có thể áp dụng kinh nghiệm từ các thợ sơn nhà là để tường khô trong khoảng 3-4 tuần ở điều kiện bình thường trước khi bắt đầu sơn.
Máy đo độ ẩm tường
Trường hợp bạn không chờ đợi lâu như vậy thì sau khoảng 4-7 ngày, khi bề mặt tường không còn lộ chân đen ẩm, bạn có thể bắt đầu sơn tường. Để đạt hiệu quả tốt bạn nên sơn hai lớp lót để tăng độ bám dính. Đồng thời, hãy chọn sơn mịn để tô tường thay vì sử dụng sơn bóng như thông thường.
Khi dùng sơn mịn, lượng nước dư thừa sẽ có không gian để thoát hơi dần. Trái lại, nếu dùng sơn bóng lượng nước không thể thoát hơi dẫn đến hiện tượng phồng rộp và bong tróc sau này gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Điều này có thể khiến bạn phải gỡ bỏ lớp sơn đó và sơn lại một lớp khác.
Cách khắc phục tường ướt, ẩm mốc để sơn
Để có thể rút ngắn thời gian chờ đợi tường khô để thi công trong trường hợp bạn đang vội có thể áp dụng một số cách làm tường nhanh khô để sơn dưới đây nhé:
- Mở cửa giúp thông thoáng, gió luân chuyển tốt tăng thoát hơi ẩm của tường
- Sử dụng quạt công nghiệp thổi thẳng vào tường tăng tốc độ thoát hơi nước
- Sử dụng mút hút ẩm để tường nhanh khô ở các vị trí như chân tường dễ bị thấm nước
- Trong những ngày mưa hoặc khi độ ẩm trong không khí tăng cao, cần hạn chế mở cửa. Việc mở cửa sẽ làm cho độ ẩm từ bên ngoài thổi vào trong phòng làm cho tình trạng sơn tường ẩm trở nên nghiêm trọng.
Quy trình sơn tường đúng cách tránh bị ẩm mốc
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường ẩm trước khi sơn
Đối với tường cũ, trước khi sơn hãy loại bỏ nấm mốc, sử dụng chất tẩy rửa nấm mốc để ngăn chặn sự hình thành nấm mốc. Còn đối với tường mới, sử dụng giấy ráp để đánh qua toàn bộ bề mặt tường tạo sự bám dính tốt hơn cho lớp sơn.
Làm sạch bề mặt tường trước khi sơn.
Bước 2: Sơn lớp bả cho tường
Sử dụng bột bả để lăn tường và các dụng cụ như giấy ráp để đánh phẳng tường cho đến khi nó trở nên mịn và phẳng là quá trình “bả chính”. Lớp bả mastic được áp dụng để che điểm khuyết, khe nứt giúp lớp sơn lót và sơn phủ bám dính tốt hơn trên bề mặt tường, từ đó giúp tiết kiệm lượng sơn phủ và sơn lớp. Ngoài ra, lớp bả trên tường mang lại vẻ đẹp cao cho ngôi nhà, bảo vệ các vật treo trên tường và có thể tạo ra bề mặt phẳng, bóng và mịn cho các lớp sơn tiếp theo.
Sơn lớp bả cho tường ẩm.
Bước 3: Sơn lót tường
Lớp sơn lót giúp bảo vệ tường khỏi quá trình kiềm hóa nhanh, loang lổ và đồng thời tăng khả năng chống thấm cho tường. Để đạt màu sơn phủ “chuẩn” bạn nên sử dụng lớp sơn lót màu trắng làm nền. Mặc dù việc bỏ qua lớp sơn lót không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình thi công ban đầu, nhưng sau một thời gian, nó sẽ làm giảm đáng kể chất lượng và khả năng bảo vệ của lớp sơn phủ. Vì vậy, Phân Phối Sơn khuyến nghị bạn không nên bỏ qua lớp sơn lót. Hơn nữa, bạn nên sơn 2 lớp sơn lót để tăng độ bám dính giữa các lớp sơn với nhau.
Lớp sơn lót cho tường trước khi phủ lớp sơn cuối cùng.
Thi công chống thấm cho nhà vệ sinh
Việc sử dụng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh là điều rất quan trọng mà các gia chủ cần chú ý vì đây là khu vực có khả năng thấm nước cao nhất. Quá trình sơn tường trong phòng vệ sinh tương tự như các bước thi công đã được đề cập ở trên. Phân Phối Sơn đề xuất bạn nên chọn sơn lót và sơn phủ ngoại thất để tăng khả năng chống thấm cho tường.
Lớp sơn chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả.
Để có màu “chuẩn” và đẹp bạn nên sơn phủ 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 tiếng. Nên sử dụng cây lăn cho các bề mặt tường rộng và cọ mảnh cho các khe góc của tường. Lưu ý: Nên sử dụng sơn lót chuyên dụng cho nội thất và ngoại thất để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Bước 4: Sơn phủ tường
Sơn phủ tường là bước hoàn thiện cuối cùng cho căn nhà của bạn. Do đó, để lớp sơn phủ đạt kết quả tốt bạn nên áp dụng mẹo sơn tường từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Mức độ thẩm mỹ của căn nhà phụ thuộc vào màu sơn phủ mà bạn chọn. Vì vậy, hãy lựa chọn màu sơn phù hợp với sở thích của bạn và đảm bảo rằng màu sơn phủ cũng tương thích với nội thất trong ngôi nhà của bạn.
Khi sơn tường nhà cần lưu ý điều gì?
Sơn nhà khi tường chưa đạt độ ẩm tiêu chuẩn là không nên, tuy nhiên nếu bạn cần thi công gấp để kịp với dự tính của mình cần chú ý một số vấn đề:
- Tránh những ngày trời nồm ẩm
- Ưu tiên sơn bề mặt ngoại thất trước để tường nội thất có thêm thời gian chờ
- Sơn cũ phải khô trước khi thi công lớp mới để đảm bảo rằng các lớp sơn thi công có thể bám sâu và chắc nhất có thể
- Sau khi sơn nhà, hãy tạo điều kiện thông thoáng để lớp sơn khô nhanh chóng. Điều này cũng giúp giảm mùi sơn từ tường mới. Bạn có thể sử dụng quạt gió để làm khô nhanh hơn.
Vậy đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc “ tường ướt có sơn được không?” “tường ẩm mốc có sơn được không? ” rồi đúng không nhỉ. Câu trả lời là có đấy nhé. Phân Phối sơn đã giải đáp chi tiết qua bài viết ở trên, hy vọng bạn sẽ có được thông tin hữu ích và đưa ra quyết định phù hợp cho căn nhà của mình nhé!
Tham khảo các bài viết liên quan:
Trước khi sơn tường cần làm gì? 6 cách cần lưu ý
Cách sơn tường nhà mới xây với các bước đơn giản
Tường đã sơn qua rồi có bả được hay không? Các cách bả tường hiệu quả
Phân Phối Sơn Không chỉ là đơn vị cung cấp sơn Dulux hàng đầu, mà còn là một đối tác đáng tin cậy trong việc tư vấn thiết kế và trang trí nội thất. Luôn đặt “lợi ích của khách hàng” lên hàng đầu vì vậy nếu có thắc mắc cần trao đổi hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0765 00 33 66 hoặc website https://phanphoison.com.vn ngay nhé!