Sơn nhà là công đoạn cuối trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà của mình. Công đoạn này tưởng chừng đơn giản nhưng để sơn nhà đúng kĩ thuật thì không hề đơn giản như vậy. Lớp sơn này không chỉ có tác dụng trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn có khả năng bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn khỏi các tác động của môi trường xung quanh trong thời gian dài.
Vì vậy để cho công trình vừa đẹp, vừa có chất lượng tốt và bền màu với thời gian, thì ngoài yếu tố chất lượng của sản phẩm sơn ra thì kĩ thuật thi công sơn cũng là nhân tố rất quan trọng ảnh ưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Bằng những kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm thực tế thi công sơn trên rất nhiều công trình trên toàn quốc. hôm nay Phanphoison.com.vn sẽ tư vấn cho các bạn Quy trình sơn nhà đạt chuẩn để các bạn tham khảo.
Quy trình thi công sơn
Quy trình thi công sơn bao gồm 4 bước:
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt trước khi sơn
Đối với tường mới
Dùng đá mài hoặc máy chà nhám vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn lót kháng kiềm sau này. Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp để loại bỏ hết sạn cát, bụi bẩn còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh tường bằng khăn ướt, chổi, Rulo với nước sạch hoặc phun hơi nước dưới dạng sương mù.

Đối với tường cũ
Nếu lớp sơn cũ bị bong tróc ta phải cạo bỏ hết phần bị bong tróc. tường bị rêu mốc phải cạo bỏ hết rêu mốc và diệt hoàn toàn rêu mốc bằng nước tẩy Javen hoặc hóa chất chuyên dụng. Nếu tường bị thấm từ trần nhà, lan can, chân tường, hoặc bị thấm từ bên ngoài nhà thấm vào thì ta phải xủ lý cắt đứt nguồn thấm. sau đấy vệ sinh lại bằng giấy ráp để loại bỏ hết sạn cát, bụi bẩn còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh tường bằng khăn ướt, chổi, Rulo với nước sạch hoặc phun hơi nước dưới dạng sương mù và để khô trước khi sơn trở laị.

Bước 2: Kĩ thuật thi công bột bả matit (bột trét)
Để có được lớp sơn, tốt thì bề mặt tường phải phẳng, nhẵn. Tuy nhiên để đạt được điều này thì đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao, có kĩ thuật đẹp thuật chính xác mới thực hiện được. ở đây chúng tôi sử dụng bột bả Dulux để đạt được hiệu quả tối ưu. Bây giờ mời các bạn cùng Phanphoison.com.vn sẽ đi tìm hiểu kĩ thuật thi công bả Matit mỏng đẹp nhé.
Tham khảo bột bả dulux tại đây

Lớp 1:
- Trộn nước và bột theo tỉ lệ 1:2,5 nghĩa là 1kg nước trộn với 2,5 kg bột bả. đầu tiên cho nước vào thùng sau đấy cho bột vào từ từ . Dùng máy trộn (nếu có) hoặc dùng thiết bị trộn thật kĩ, để yên chừng 5 đến 10 phút, sau đó khuấy lại cho đến khi có được hỗn hợp dẻo, đồng nhất.
- Dùng bay thép hoặc dao bả để trét bột lên tường. bả matit lên tường với độ dày vừa đủ để che phủ bề mặt tường khoảng 1,0 – 1,5 mm. Không nên bả quá dày, tối đa không được vượt quá 3 mm cho 02 lớp.
- Khi bả cần quan sát kĩ bề mặt bột sau khi thi công. Nếu có bọt khí nổi lên thì cần miết chặt bay, miết qua miết lại khi bột còn ướt để loại bỏ bọt, khí trên bề mặt
- Sau khi bả lớp 1 để khô tự nhiên từ 1 đến 2 giờ mới bả lớp thứ 2. Bột bả Matit phải được bả trong vòng 3 phút sau khi trộn.
- Nghiêng dao bả 35-45 độ để bả lớp dầy và chặt tay, nhưng không tạo ra mép dầy bằng cách ấn mạnh ngón tay khi bả ở mép.
- Chỉ lấy bột Matit ở giữa dao bả, không nên lấy hết toàn bộ lưỡi dao, bột sẽ tràn ra ngoài và tạo các bậc theo đường bả.
- Các đường bả tiếp theo, phủ chồng lên phần bả ở bước 1 một ít, phân bố lực đè ở các ngón tay đều nhau và phân bố lực lớn hơn ở mép ( xem hình)
- Nếu dao bả được miết theo một hướng, chỗ lồi cao ở giữa sẽ bị di chuyển theo hướng miết, vì vậy để điều này không xảy ra, ta di chuyển dao bả theo hướng ngược lại trong lần bả cuối cùng để kéo phần lồi về vị trí giữa.
- Bả Matit phải bả cao hơn bề mạt chuẩn, tuy nhiên chỉ nên cao hơn một chút vì sẽ mất thời gian mài.
- Matit phải được bả trên bề mặt mài xước, nếu không Matit sẽ không bám và dễ bong sau này
Lớp 2:
- Sau khi bả xong lớp 1, để khô tự nhiên từ 1 đến 2 giờ thì chúng ta tiến hành bả lớp 2. Dùng bay thép hoặc dao bả để trét bột lên tường. sau khi bả lớp 2 thì để khô 1 đến 2 ngày thì tiến hành xả nhám, tạo độ nhẵn, phẳng, mịn cho tường
Lưu ý trước khi bả matit:
- Độ ẩm của tường phải dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter. Hoặc tường trát xong từ 21 đến 30 ngày trong điều kiện bình thường ( nhiệt độ trung bình 30 độ, độ ẩm môi trường 80%)
- Không bả Matit một lớp dầy luôn mà chia làm 2 lần bả
- Không bả lên bề mặt có nhiệt độ 40 độ trở lên. Nếu tường quá khô và bề mặt hút nước thì cần phải làm ẩm và làm giảm nhiệt độ bề mặt tường xuống bằng nước sạch theo phương pháp phun sương hoặc lăn bằng Rulo ướt trước khi bả matit
- Không bả lên bề mặt đã sơn hoặc bề mặt đã được làm nhẵn bóng
- Tường Không rạn nứt, bong tróc, rêu mốc, phồng rộp…
- Bề mặt tường phải sạch, khô, không còn tạp chất làm giảm độ bám dính, không bám bẩn, dầu mỡ, các chất bụi bẩn… nếu bẩn chúng ta tẩy sạch bằng chất tẩy raven hoặc chất tẩy chuyên dụng nếu cần thiết .
Bước 3: Thi công sơn lót kháng kiềm
Lớp sơn lót có tác dụng tăng cường khả năng chống kiềm cho lớp sơn phủ, tạo độ bám dính, tăng cường độ láng mịn và độ bền mầu cho lớp sơn phủ. để đạt được hiệu quả tối ưu chúng tôi khuyên dùng sơn lót Dulux nội thất A934 hoặc sơn lót Dulux nội thất siêu cao cấp Z505 cho tường trong nhà. Sơn lót Dulux ngoại thất cao cấp A936 hoặc sơn lót Dulux ngoại thất siêu cao cấp Z060 cho tường ngoài trời.

- Bật nắp thùng sơn lót và khuấy thật đều
- Dùng Rulo tiến hành sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp sơn lót chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 1 đến 2 giờ để đảm bảo độ khô cần thiết.
- Không nên pha quá 10% nước sạch theo thể tích trước khi thi công. Không nên pha thêm quá nhiều nước sẽ làm giảm độ che lấp và tác dùng của lớp sơn lót.
>>Xem một số sản phẩm sơn lót Dulux:
- Dulux sơn lót nội thất cao cấp-A934, thùng 18lít
- Dulux SuperSealer Sơn lót nội thất Siêu Cao Cấp Z505, thùng 18L
Bước 4: Sơn màu hoàn thiện
Lớp sơn mầu hoàn thiện này là công đoạn cuối cùng trong quy trình thi công sơn. Nó ảnh ưởng trực tiếp đến chất lượng và vẻ đẹp của công trình. Để tăng tính thẩm mỹ và tăng khả năng bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn khỏi các tác động của môi trường xung quanh và đạt chất lượng tốt nhất, chúng tôi khuyên dùng sản phẩm sơn Dulux. Đây là sản phẩm đã được khẳng định chất lượng hàng đầu thế giới.
Lớp 01:
- Khi bề mặt tường sơn lớp sơn lót chống kiềm khô tối thiểu là 02h thì mới tiến hành sơn lớp thứ nhất của sơn phủ màu.
- Dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo. Tùy thuộc vào bề mặt tường cụ thể mà lựa chọn dụng cụ thi công thích hợp.
- Sơn phủ màu trước khi thi công nên pha loãng với từ 5-10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.
- Sau khi sơn xong lớp sơn phủ thứ nhất cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn lớp sơn phủ màu thứ 2 (cuối cùng)
Lớp 02 (lớp hoàn thiện cuối cùng):
- Tương tự, thời gian để tiến hành sơn lớp sơn cuối cùng là sau 02h tính từ thời điểm kết thúc lớp sơn phủ thứ nhất.
- Dụng cụ thi công như lần 1, vì đây là lớp sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
- Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.
Trên đây là toàn bộ quy trình kĩ thuật sơn nước từ a-z. Nếu các bạn còn cần tư vấn thêm, hãy vui lòng gọi cho chúng tôi theo số máy: 0765 00 33 66 hoặc liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ:
Website: https://phanphoison.com.vn
Mail: [email protected]
ĐC: 587 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Sản phẩm sơn dulux đang được phân phối bởi phanphoison.com.vn