Công nghệ sản xuất sơn nước là một quá trình đòi hỏi một đội ngũ nhân viên lớn và có tay rất nghề cao. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng sơn nước mà mỗi dòng sơn sẽ có những đặc tính riêng. Chính vì thế mà mỗi một dòng sơn sẽ có các bước sản xuất phụ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản việc sản xuất sơn nước thường sẽ trải qua 5 giai đoạn. Vậy đó là những giai đoạn nào? Hãy cùng phanphoison khám phá trong bài viết dưới đây.
Nguyên liệu sản xuất sơn nước
Về cơ bản, sơn nước được sản xuất từ các nguyên liệu chính như là nước, bột màu, chất phụ gia,…Cụ thể là:
- Chất kết dính: Đây là nguyên liệu giúp kết dính tất cả những loại bột màu và tạo màng bám dính cho sơn trên bề mặt của vật chất. Tùy thuộc vào loại sơn mà chất kết dính này sẽ được dùng khác nhau. Thế nhưng, chúng phải đảm bảo về khả năng bám dính, khả năng liên kết và độ bền.
- Bột màu: Chúng có nhiệm vụ tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn nước. Ở một số loại sơn thì bột màu còn tác động trực tiếp tới độ bóng và độ bền của sơn. Bột màu thường có 2 loại là hữu cơ và vô cơ. Màu vô cơ thường cho tông màu tối và khá xỉn nhưng đảm bảo được độ che phủ cao và rất bền màu. Màu hữu cơ thì tươi sáng hơn nhưng lại có độ che phủ tương đối thấp, độ bền màu cũng không được cao.
- Các chất phụ gia được sử dụng với một lượng rất nhỏ cho sơn. Thường được dùng để làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản và tính chất của màng sơn.
- Dung môi: Dựa theo đặc tính nhựa trong sơn nước mà nhà sản xuất sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng cho loại sơn đó như thế nào.
Bên cạnh đó, một số loại sơn còn dùng bột độn để giúp cải tiến một số tính chất của sơn như độ bóng, độ cứng,… hoặc cải thiện khả năng thi công và kiểm soát độ lắng của sơn nước.
Công nghệ sản xuất sơn nước gồm những bước nào?
Mỗi một loại sơn sẽ có thêm một vài bước trong công nghệ sản xuất tùy theo đặc tính và mục đích sử dụng. Tuy nhiên về cơ bản ở những xưởng sản xuất sơn, người ta sẽ sản xuất sơn theo năm bước dưới đây:
Bước 1: Ủ muối
Ở bước này, những nguyên liệu chính như bột màu, bột độn, chất phụ gia, chất tạo màng và dung môi hữu cơ sẽ được đưa vào thùng ủ muối và khuấy với tốc độ cực thấp. Sau đó, hỗn hợp các nguyên liệu này được muối ủ trong vài giờ đồng hồ để đủ độ thấm ướt dung môi và chất tạo màng, tạo thành một hỗn hợp dạng nhão, chuẩn bị cho công đoạn kế tiếp của công nghệ sản xuất sơn.
>>> Xem thêm bài viết: Giới thiệu chi tiết về sản phẩm sơn ngoại thất Dulux Weathershield
Bước 2: Nghiền sơn
Nghiền sơn là bước chính khi vận hành máy sản xuất sơn nước nước. Đây cũng là bước quyết định phần lớn chất lượng của sơn thành phẩm.
Đầu tiên, cần phải đưa hỗn hợp những nguyên liệu sơn đã được muối ủ chuyển vào thiết bị nghiền sơn.
Quá trình nghiền sơn sẽ tạo thành dung dịch có dạng chất lỏng nhuyễn và mịn. Hiện tại thì hầu hết những dây chuyền gia công sơn nước hiện đại sẽ có cả các loại máy nghiền hạt ngọc loại đứng và loại ngang. Dựa vào yêu cầu về độ nhớt của hỗn hợp những nguyên liệu vừa muối ủ và chủng loại sơn mà nhà sản xuất sẽ dùng loại máy nghiền thích hợp nhất.
Thời gian nghiền sơn tùy thuộc vào loại bột màu, bột độn hoặc yêu cầu về độ mịn của sơn nước. Khi nghiền, cần phải chú ý đảm bảo cho hỗn hợp sơn không bị nóng lên nhiều sẽ khiến cho dung môi dễ bị bay hơi và tác động xấu tới những thành phần của hỗn hợp vừa nghiền xong. Thông thường, những xưởng, công ty sản xuất sơn sẽ sử dụng nhiều nước làm lạnh trong công đoạn này. Nước đưa vào máy nghiền cần phải giữ nhiệt độ từ 5 tới 7 độ C.
Bước 3: Pha sơn
Hỗn hợp sơn nước sau khi trải qua bước nghiền đã đạt được tới độ mịn theo yêu cầu thì sẽ được chuyển sang bước pha sơn. Hỗn hợp thành phẩm sẽ được chuyển sang một bể pha có máy khuấy liên tục. Có thể có vài lô hỗn hợp được đưa vào cùng một bể pha. Ở đây, hỗn hợp sơn này sẽ được bổ sung thêm chất tạo màng, dung môi và các phụ gia cần thiết theo tỷ lệ riêng và theo yêu cầu của mỗi loại sơn khác nhau.
Bước 4: Lọc sơn
Đây là giai đoạn giúp loại bỏ những tạp chất dư thừa còn đọng lại trong sơn. Từ đấy xả thải ra cặn sơn và nước thải cho đến khi sơn đã đạt được đến độ đồng nhất thì cũng là lúc sản phẩm được hoàn tất.
Bước 5: Đóng gói
Đây là bước cuối cùng của quá trình sản xuất sơn nước. Ở công đoạn này, nhà sản xuất sẽ có thể đóng thùng trên dây chuyền một cách tự động hoặc thủ công dựa vào quy mô của nhà máy và số lượng sản phẩm. Bao bì đựng sơn thường sẽ là những thùng nhựa hoặc kim loại tùy vào nhãn hiệu. Thùng sơn thành phẩm sẽ được luân chuyển vào kho. Trong quá trình nhập kho luôn được tiến hành một cách rất chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình. Kho chứa phải được trang bị đầy đủ những phương tiện phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.
>> Xem thêm các sản phẩm:
Trên đây là những thông tin về công nghệ sản xuất sơn nước theo tiêu chuẩn công nghệ cao phổ biến. Nếu bạn có ý định mua sơn, hãy đến với phanphoison – Công ty Linh Dương. Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách những sản phẩm sơn chất lượng, được sản xuất theo công nghệ đạt chuẩn với giá cả hợp lý nhất. Bạn có thể liên hệ chúng tôi qua thông tin dưới đây:
Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Linh Dương
Số 587 Kim Ngưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
SDT: 0765 00 33 66
Email: [email protected]
Website: https://phanphoison.com.vn